Kể từ thời điểm được Tổng thống Donald Trump giao nhiệm vụ dẫn dắt nỗ lực chống Covid-19 của chính phủ, Phó tổng thống Pence luôn giữ thái độ kiên định và vẻ ngoài cứng rắn. Tuy nhiên, đằng sau đó là một sự thật không mấy dễ chịu. Nếu thành công, ông sẽ được khắc họa như một người hùng, nhưng nếu thất bại, đây sẽ là đòn giáng chí mạng vào sự nghiệp chính trị của ông.
Phó tổng thống Mỹ Mike Pence phát biểu tại Bộ Y tế và Dịch vụ Dân sinh ở Washington ngày 27/2. Ảnh: Reuters . |
Nhiều người thân cận đã cảnh báo Pence về tầm quan trọng của sứ mệnh này. Một số người động viên và cho ông lời khuyên từ xa. Số khác tận dụng mạng xã hội Twitter và cơ hội xuất hiện trên truyền hình để cố gắng giảm bớt những lo ngại về mối đe dọa của Covid-19 với sức khỏe cộng đồng cũng như bất ổn kinh tế.
Song không ai có thể phủ nhận áp lực mà Phó tổng thống Pence đang phải đối mặt. "Nó không khác gì chiến tranh. Ngăn chặn dịch bệnh là một nhiệm vụ sống còn, bạn không được phép phạm sai lầm", cựu chủ tịch Hạ viện Mỹ Newt Gingrich nói.
Gingrich hôm 1/3 gửi một bức thư cho Pence, ca ngợi "tính kỷ luật" mà ông đã thể hiện trong một cuộc phỏng vấn về nCoV, trong đó Phó tổng thống Mỹ khẳng định ông luôn đặt an toàn của công chúng lên hàng đầu. Nhưng Gingrich cũng thừa nhận những rủi ro chính trị đang đặt ra cho Pence.
"Nếu làm tốt, ông ấy sẽ trở thành một gương mặt tiêu biểu của quốc gia. Nếu làm không tốt, ông ấy sẽ trở thành một hình bóng nhạt nhòa. Ông ấy biết rõ điều đó. Đội ngũ của ông ấy biết rõ điều đó", Gingrich nhấn mạnh.
Sau hàng loạt ca nhiễm nCoV mới được xác nhận hồi cuối tuần, Pence hôm 2/3 đã lên tiếng trấn an công chúng về cách chính phủ phản ứng và phối hợp với các cơ quan địa phương nhằm đối phó với dịch bệnh. Chiều cùng ngày, ông rời cuộc họp tại Phòng Tình huống, triệu tập một cuộc họp của nhóm chuyên trách chống dịch và hoãn kế hoạch tham gia cùng Tổng thống Trump tại buổi vận động tranh cử ở Bắc Carolina.
Ông ở lại Washington để tổ chức một cuộc họp báo được phát sóng trên toàn quốc nhằm xoa dịu lo âu của người dân. Ông xuất hiện chỉ vài giờ sau khi truyền thông đưa tin có thêm 4 người Mỹ chết vì nCoV, nâng tổng số ca tử vong ở nước này lên 6 người.
"Dù hôm nay chúng ta đón nhận tin xấu, xin hãy nhớ rõ rằng: rủi ro của người Mỹ với nCoV vẫn rất thấp, theo đánh giá từ các chuyên gia đang làm việc với chính quyền", Pence tuyên bố. "Tổng thống nói chúng ta đã sẵn sàng. Nhưng hơn thế, đây là một nỗ lực tổng lực".
"Mọi người cần biết rằng sẽ có những thứ vượt khỏi tầm kiểm soát của Phó tổng thống Pence và cả chính phủ, nhưng miễn là họ minh bạch với công chúng, với quốc hội và với các thống đốc, tôi nghĩ rủi ro chính trị rất thấp", một cựu quan chức Nhà Trắng nhận định.
Kể từ khi Pence được giao nhiệm vụ chỉ đạo phản ứng chống Covid-19, nhiều tiếng nói chỉ trích đã cáo buộc ông thao túng các quan chức y tế công cộng thông qua việc yêu cầu họ làm việc với văn phòng của mình trước khi đưa ra tuyên bố riêng.
Báo New York Times tuần trước đưa tin tiến sĩ Anthony Fauci, giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia, từng nói với những người khác rằng "Nhà Trắng đã chỉ thị cho ông không công bố bất kỳ điều gì (về Covid-19) khi chưa được phép".
Fauci sau đó tuyên bố trong họp báo rằng ông "chưa bao giờ bị cấm lên tiếng", đồng thời khẳng định câu chuyện của New York Times "xuyên tạc những gì thực sự xảy ra".
Pence hồi năm 2015, khi còn là thống đốc bang Indiana, từng dẫn dắt nỗ lực dập đại dịch HIV bùng phát. Theo một cựu quan chức Nhà Trắng, việc ông được chọn vào vị trí lãnh đạo chống Covid-19 không phải vì kinh nghiệm cá nhân mà bởi ông là quan chức duy nhất trong nội các được Tổng Công ty dịch thuật Sài Gòn 247 Blog thống Trump tin tưởng để trở thành "người kết nối trung thực giữa các bộ trưởng".
Theo quan chức trên, Pence đã chứng minh cho Trump rằng ông có thể dàn xếp những bất đồng và xoa dịu những người hoài nghi sau khi ông giúp thỏa thuận thương mại Mỹ - Mexico - Canada được quốc hội thông qua hồi đầu năm.
Tuy nhiên, thành công trong chính quyền Trump không đồng nghĩa với việc chức vụ được đảm bảo. Chẳng hạn, tháng 4 năm ngoái, ông chủ Nhà Trắng đã sa thải hàng loạt quan chức Bộ An ninh Nội địa Mỹ sau khi xuất hiện nhiều tin tức tiêu cực liên quan đến cách chính quyền kiểm soát làn sóng nhập cư trái phép, dù các quan chức Bộ này khẳng định họ đã làm mọi việc trong khả năng.
Ngay cả Pence, người nổi tiếng trung thành, cũng từng phải vật lộn để dập tắt các đồn đoán hồi năm ngoái về việc Tổng thống Mỹ có ý định loại ông khỏi cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020, sau khi Trump lúc bấy giờ bắt đầu hỏi bạn bè họ nghĩ gì về cấp phó của mình.
Giờ đây, Phó tổng thống Pence lại đối diện thách thức lớn nhất sự nghiệp của mình: Giải cứu người dân khỏi một dịch bệnh đang phủ bóng đen trên toàn cầu với số ca nhiễm đang ngày càng tăng ở Mỹ.
Nếu mọi thứ diễn ra thuận lợi, Pence sẽ củng cố được vị thế của mình, giúp ông bay xa hơn trên sự nghiệp chính trị, thậm chí hướng đến chiếc ghế tổng thống. Nhưng nếu diễn biến dịch bệnh xấu đi, như số ca nhiễm virus tiếp tục tăng, thì theo những người thân cận với Pence, chính trị sẽ là điều trở nên xa vời đối với ông.
"Điều quan trọng nhất đối với Pence là sức khỏe và an toàn của người dân Mỹ", cựu quan chức Nhà Trắng nhận định. "Ông ấy muốn làm điều đúng đắn và không hề nghĩ đến năm 2024".
Vũ Hoàng (Theo Politico )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét