Thứ Hai, 20 tháng 1, 2020

Làm sao để tập luyện não bộ tiết ra nhiều hooc-môn hạnh phúc hơn?

Bạn có bao giờ ước rằng mình có thể tự chủ được việc tiết các hooc-môn trong não bộ, trong đó bao gồm cả các hooc-môn hạnh phúc? Nếu chưa thì hãy tưởng tượng đến một buổi sáng thứ hai uể oải khi bạn phải đấu tranh để tỉnh dậy, những lúc bạn chán ngấy công việc lặp đi lặp lại mỗi ngày hoặc thậm chí khi bạn cần có thêm một chút năng lượng và tình yêu để chăm sóc người thân trong gia đình.

Giả sử việc xả các hooc-môn vào não bộ chỉ đơn giản giống như vặn một cái vòi nước, bạn sẽ có khả năng kiểm soát mọi cảm xúc của mình tùy ý. Nhưng liệu việc đó có khả thi hay không? Liệu chúng ta có thể tập luyện để kiểm soát hoặc " hack " vào những chiếc vòi xả hooc-môn hạnh phúc trong não bộ?

Làm sao để tập luyện não bộ tiết ra nhiều hooc-môn hạnh phúc hơn? - Ảnh 1.

Làm sao để tập luyện cho não bộ tiết ra nhiều hooc-môn hạnh phúc hơn?

"Tìm kiếm các cảm xúc tốt chính là động cơ sinh tồn của mọi loài trong tự nhiên ", Giáo sư Loretta Breuning, người sáng lập Viện nghiên cứu Inner Mammal cho biết. " Ví dụ, những con vật tìm kiếm thức ăn để làm giảm cảm giác đói của chúng [và cũng là để sinh tồn].

Chúng tìm kiếm sự ấm áp để làm giảm các cảm giác tồi tệ do trời lạnh gây ra [nếu không muốn hạ thân nhiệt xuống mức nguy hiểm]. Và các hóa chất hạnh phúc sẽ bắt đầu tuôn chảy [trong não bộ chúng] trước cả khi một con thú tìm thấy thức ăn hoặc ấm người lên, [chiếc vòi hạnh phúc của chúng được mở ra] ngay khi chúng tìm thấy giải pháp cho nhu cầu sinh tồn ấy ".

Điều này cũng đúng với con người. Chiếc vòi xả hóa chất hạnh phúc sẽ được mở ra bên trong não bộ, ngay khi bạn thấy một giải pháp để đáp ứng nhu cầu sinh tồn của mình, chẳng hạn như khi bạn nhìn thấy thực phẩm, một chỗ trú ẩn an toàn hoặc nhận được sự trợ giúp xã hội.

Cảm giác mà chúng ta gọi là " hạnh phúc " thực chất đến từ 4 hóa chất đặc biệt của não là: dopamine, endorphin, oxytocin và serotonin. Những chiếc vòi hóa chất hạnh phúc này sẽ mở ra khi bộ não của bạn nhìn thấy bất kể thứ gì đó hỗ trợ sự sinh tồn của bạn. 

Ồ, bạn có nhớ cái cảm giác nhận tiền lương mỗi cuối tháng chứ?

Đúng vậy, tiền lương hỗ trợ cho sự sinh tồn của bạn trong cuộc sống hiện tại. Nhưng tiếng "ting ting " từ điện thoại của bạn chỉ kích hoạt vỏ não của bạn y hệt như cách một người tiền sử giết được một con nai để có đủ đồ ăn đến hết tháng, mà cũng có thể chỉ là nửa tháng.

Vấn đề là ngay sau khoảnh khắc chiếc vòi hooc-môn hạnh phúc được mở ra, nó sẽ đóng sập lại. Bạn có thể thấy hạnh phúc 5 phút sau khi nhận lương, có thể là một tiếng, nhưng không thể hạnh phúc mãi cho đến giữa tháng. Và mỗi loại hooc-môn thực sự đang kích hoạt những cảm giác hạnh phúc khác nhau, trong những khoảng thời gian " dài " ngắn khác nhau.

Làm sao để tập luyện não bộ tiết ra nhiều hooc-môn hạnh phúc hơn? - Ảnh 2.

Có 4 loại hooc-môn hạnh phúc, mỗi loại thực sự đang kích hoạt những cảm giác hạnh phúc khác nhau.

Lấy ví dụ:

- Dopamine là hooc-môn mang đến cho bạn cảm giác phấn khích và tạo ra cú hích năng lượng khi bạn tìm thấy những thứ đáp ứng nhu cầu của bản thân. Nó đứng phía sau cảm giác " Eureka! Tôi hiểu rồi!".

Nhưng ngay sau mọi khoảnh khắc Eureka đó, chiếc vòi dopamine sẽ đóng sập, mãi mãi cho những cảm giác cũ. Và dopamine cũng không tiết ra khi nhu cầu của bạn đã được đáp ứng. Vì vậy, để có thể mở chiếc vòi dopamine, bạn buộc phải đi tìm kiếm những cảm giác mới, những khoảnh khắc Eureka mới và đáp ứng những nhu cầu mới.

- Endorphin thì là hooc-môn tạo ra cảm giác hưng phấn. Nó có thể giúp bạn che giấu nỗi đau của mình trong một thời gian ngắn. Giả sử khi bạn vừa bị ngã xe, vòi endorphin sẽ mở để bạn có thể tạm thời không thấy đau. Điều tương tự xảy ra khi một vận động viên chạy bộ cán đích đầu tiên, endorphin có thể khiến cho cô ấy hoặc anh ấy cực kỳ hạnh phúc, có thể cười hoặc khóc mà quên đi nỗi đau thể xác dưới đôi chân mình.

Endorphin cũng đứng sau lòng khoan dung của một số người. Nếu bạn hỏi tại sao một người phụ nữ có thể chung sống với một người chồng bạo hành, thì đó là do họ có phản ứng endorphin mạnh.

- Oxytocin là hooc-môn tạo ra cảm giác an toàn giúp bạn kết nối và tin tưởng người khác. Khi chiếc vòi oxytocin được mở, nó sẽ thúc đẩy ý thức của chúng ta về sự gắn bó với bạn bè, người thân và xã hội, nhưng khi nó bị đóng lại, sự thiếu vắng oxytocin có thể khiến chúng ta cảm thấy cô đơn.

- Serotonin là hooc-môn tạo ra cảm giác tự hào hoặc cảm giác được người khác tôn trọng. Cái cảm giác sung sướng và hạnh phúc của bạn khi được vinh danh trong một cuộc thi nào đó, phía sau đó là serotonin. Tuy nhiên, cũng chính hooc-môn này sẽ lại khiến cho bạn hay tự so sánh mình với người khác và thích chiếm ưu thế với họ, nó sẽ đẩy bạn vào một vòng lặp ganh đua.

Làm sao để tập luyện não bộ tiết ra nhiều hooc-môn hạnh phúc hơn? - Ảnh 3.

Bên trong não bộ của chúng ta có 4 chiếc vòi cho 4 hóa chất hạnh phúc.

Giáo sư Loretta cho biết những chiếc vòi tiết ra cả 4 hóa chất hạnh phúc này đều chợt mở chợt tắt. Nó khiến cho dòng chảy hooc-môn tăng vọt rồi cuối cùng tụt xuống cùng cảm xúc của bạn.

" Đó là lý do tại sao mọi người muốn tìm mọi cách để kích thích chúng nhiều hơn" , bà nói. " Thách thức ở đây là chúng ta không thể cảm thấy hạnh phúc ngay lập tức tại mọi thời điểm, và thường thì hạnh phúc cũng đi kèm với các tác dụng phụ ngoài ý muốn".

Hạnh phúc bắt bạn phải đánh đổi. Hãy nghĩ đến những chuỗi ngày tập luyện khổ cực nhiều năm trời của một vận động viên điền kinh, những chấn thương mà cô ấy đã phải trải qua, trước khi có được một khoảnh khắc tỏa sáng và một phút bật khóc đứng trên bục nhận giải.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn bị mất hoàn toàn sự kiểm soát với những chiếc vòi hóa chất hạnh phúc trong não bộ của mình. 

"Bằng cách xây dựng những thói quen hạnh phúc trong não bộ, bạn có thể tìm ra những cách lành mạnh để điều chỉnh các hóa chất này, khiến chúng phục vụ cho bạn và cả những người khác xung quanh bạn ", giáo sư Loretta gợi ý. Và dưới đây là những phương pháp bạn có thể thử:

1. Chia nhỏ mục tiêu để có dopamine

Làm sao để tập luyện não bộ tiết ra nhiều hooc-môn hạnh phúc hơn? - Ảnh 4.

Bất kể khi nào bạn đặt mục tiêu, nếu bạn chỉ tập trung vào một mục tiêu cuối cùng, cho dù đó là việc dắt được xe ra khỏi bãi đỗ, hoàn thành một dự án, và trở thành siêu sao trong lĩnh vực của mình, bạn cũng sẽ chỉ nhận được dopamine duy nhất một lần khi bạn hoàn thành chúng, bất kể thời gian dài hay ngắn.

Chiến lược đặt mục tiêu này, mà thực ra chẳng có chiến lược nào cả, đang khóa chặt chiếc vòi dopamine của bạn lại. Bởi vậy, để đặt mục tiêu một cách thông minh hơn, bạn nên chia nhỏ nó thành từng giai đoạn, với các mục tiêu nhỏ dễ đạt được phía trước.

Ví dụ, nếu bạn đặt mục tiêu phải tập thể dục trong năm mới, hãy thử thiết lập theo các mốc như sau. Trong tuần đầu tiên, hãy cố gắng đến phòng gym một buổi, tuần thứ hai, tiếp tục đến phòng gym một buổi. Đến tuần thứ ba và thứ tư, hãy tăng số buổi đi tập của bạn lên, tùy theo sức của bạn và đảm bảo rằng bạn phải đạt được chúng.

Làm theo cách này, bạn có thể tận hưởng được những phần thưởng dopamine thường xuyên, và những cảm giác hạnh phúc này sẽ quay trở lại hỗ trợ bạn trong quá trình đi tới mục tiêu cuối cùng, giả sử như đến phòng gym 5 buổi/tuần.

2. Năm phút giải lao với endorphin

Làm sao để tập luyện não bộ tiết ra nhiều hooc-môn hạnh phúc hơn? - Ảnh 5.

Nếu bạn đang là một nhân viên văn phòng, có một cách cực kỳ dễ để đẩy mức endorphin của bạn lên ngay lập tức: Rời khỏi ghế và đi bộ nhanh một quãng, hoặc leo vài tầng cầu thang. Đúng vậy, các chuyển động nhanh thường mở chiếc vòi endorphin ra cho bạn.

Sau mỗi 2 tiếng làm việc, hãy tập thể dục 5 phút. Trong lúc đó, bạn có thể đeo tai nghe và bật một bài nhạc, một audiobook hay podcast mà bạn thích. Endorphin sẽ giúp bạn có một kỳ nghỉ hè ngắn vui vẻ ngay trong giờ làm việc của bạn.

3. Xây dựng niềm tin để giải phóng oxytocin

Làm sao để tập luyện não bộ tiết ra nhiều hooc-môn hạnh phúc hơn? - Ảnh 6.

Khi bạn xây lên những bức tường rào xung quanh mình, tránh tiếp xúc xã hội và phải đấu tranh để mở lòng với người khác, đó là khi bạn đang khóa chặt chiếc vòi oxytocin của mình. Mặc dù đó có thể là một cách phòng thủ chính đáng của bạn, khi bạn muốn tránh sự thất vọng hoặc không muốn lặp lại sự phản bội từng gặp trong quá khứ, nhưng liệu bạn có đang tự cô lập mình và cảm thấy không hạnh phúc?

Rốt cuộc, rất khó để có thể xây dựng lòng tin và mở chiếc vòi oxytocin hạnh phúc khi bạn cảm thấy mình như một con mồi sắp bị vồ lấy. Bởi vậy, như việc đặt mục tiêu nhỏ với dopamine, bạn cũng phải thiết lập từng bước nhỏ dần dần, để xây dựng niềm tin với những người xung quanh mình, và với cả xã hội.

Hãy thử nói chuyện một chút với một người này trong một ngày, và sau đó là một câu chuyện nhỏ khác với một người khác. Hãy duy trì những mẩu chuyện vặt này đều đặn, và bạn sẽ thấy mình được kết nối lại với thế giới. Chiếc vòi oxytocin sẽ nhỏ giọt dần dần cho đến khi nó có thể tùy ý mở ra theo ý bạn.

4. Vị tha với chính bản thân mình

Làm sao để tập luyện não bộ tiết ra nhiều hooc-môn hạnh phúc hơn? - Ảnh 7.

Không thể tránh khỏi, tất cả chúng ta đều có đôi lúc cảm thấy bất an khi rơi vào một tình huống bị đe dọa. Hiểu được một điều rằng, suy cho cùng bên trong bạn vẫn có những bản năng được tạo hóa cài vào như một con vật sẽ giúp bạn vị tha hơn với chính bản thân mình.

Cho dù bạn có đang thất bại trong việc kinh doanh (không có serotonin), chưa hề có một thành tựu rõ rệt nào trong cả năm trời (không có dopamine), bạn vẫn có thể tự an ủi mình bằng endorphin và oxytocin nếu bạn có một lòng vị tha, một gia đình hạnh phúc.

Hoặc ngược lại, gia đình bạn có thể đang bất hòa nhưng điều đó lại là động lực cho Văn phòng dịch thuật bạn phát triển sự nghiệp và được người khác tôn trọng. Suy cho cùng, hiếm khi cả 4 chiếc vòi hooc-môn của bạn có thể bị khô cạn trong cùng một lúc, bởi chúng đều được lập trình cho sự sinh tồn của chúng ta.

Và điều quan trọng là nếu bạn hiểu được cơ chế hoạt động của những chiếc vòi này, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được chúng và cảm thấy hạnh phúc hơn, bất chấp mọi ngoại cảnh và hoàn cảnh của mình. 

Hạnh phúc đôi khi đến từ những điều rất nhỏ nhoi, bởi hạnh phúc là thứ bạn có thể kiểm soát được.

Tham khảo Thenextweb

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét