Thứ Năm, 20 tháng 2, 2020

Săn lùng khẩu trang trong vô vọng

Yan cố gắng tìm kiếm nơi bán khẩu trang gần căn hộ mình nhưng chỉ thành công một lần vào tháng trước. Ông xếp hàng 6 giờ để lấy được 5 chiếc khẩu trang miễn phí. "Tôi kiệt sức", Yan nói. "Tôi không dám di chuyển vì sợ mất chỗ".

Trong hai tuần qua, mỗi khi các cửa hàng ở Hong Kong có lô khẩu trang, giấy vệ sinh và sản phẩm khử trùng mới, cư dân ồ ạt đổ đến xếp hàng dài để mua những mặt hàng vốn đang rất khan hiếm này. Không ai được ưu tiên, kể cả người tàn tật.

Steven Yan

Steven Yan trên đường mua khẩu trang tại Hong Kong ngày 13/2. Ảnh: AFP .

Yan, vợ và con trai có tổng cộng 40 chiếc khẩu trang để dùng dần. Ông hạn chế ra ngoài, bao gồm cả đi kiểm tra sức khỏe định kỳ. Các bệnh viện công đã ngừng cung cấp khẩu trang cho người đến khám để tiết kiệm vật tư cho nhân viên y tế trong cuộc chiến chống dịch Covid-19. Hong Kong đến nay đã phát hiện 62 ca nhiễm nCoV, trong đó hai người đã tử vong.

"Tôi phải đeo khẩu trang trong bệnh viện, nhưng giờ chúng tôi không mua được", Yan nói, than thở rằng giá khẩu trang đã tăng vọt trong những tuần gần đây.

Mặc dù là một trong những thành phố giàu nhất thế giới, Hong Kong có khoảng cách giàu nghèo lớn và "lưới an sinh xã hội" (dịch vụ cung cấp cho người dễ bị tổn thương) hạn chế. Trong số gần 600.000 người khuyết tật trong thành phố, 1/3 sống dưới mức nghèo đói. Khoảng 200.000 người phải chăm sóc cho họ.

Lam Chun, 64 tuổi, chăm sóc cháu trai 19 tuổi, mắc hội chứng Pradar-Willis - rối loạn di truyền khiến người bệnh liên tục thấy đói, thường dẫn đến tiểu đường và béo phì. Khi ra ngoài mua nhu yếu phẩm, bà tự chế khẩu trang vải, mặc dù nó có khả năng bảo vệ hạn chế trước nCoV.

"Tôi luôn bỏ lỡ thông tin về nơi bán khẩu trang vì tôi thực sự không biết cách lên mạng", Lam nói. Nhiều người Hong Kong biết tin các hiệu thuốc bổ sung hàng qua Facebook hoặc các nhóm WhatsApp.

Cả Yan và Lam đều nói họ nhận được rất ít sự giúp đỡ từ chính quyền địa phương. "Hóa ra chính quyền không làm gì để bảo vệ những người như chúng tôi. Tôi vô cùng thất vọng", Lam nói. Cơ quan Phúc lợi Xã hội Hong Kong không đáp ứng yêu cầu bình luận.

Trách nhiệm phần lớn được các tình nguyện viên và tổ chức từ thiện gánh vác. Lãnh đạo Hong Kong Carrie Lam gần đây cho biết 1,6 triệu khẩu trang sẽ được chuyển cho các tổ chức từ thiện địa phương để trao cho những người dễ bị tổn thương.

Nhà hoạt động Joshua Wong, thủ lĩnh biểu tình "ô dù" năm 2014, cho biết đảng của anh đã nhập 1,2 triệu khẩu trang từ Honduras và sẽ phân phát cho người Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog dân.

Ngày càng nhiều người Hong Kong kêu gọi chính quyền đặc khu có biện pháp bình ổn giá khẩu trang hoặc điều tiết lượng khẩu trang được bán trong một khoảng thời gian nhất định để giảm bớt tình trạng thiếu hụt và đội giá.

Tại Đài Loan, sau khi tình trạng người dân đổ xô đi mua và tích trữ khẩu trang xảy ra, chính quyền hòn đảo ra quy định giới hạn mỗi người chỉ được mua hai khẩu trang mỗi tuần thông qua một hệ thống kết nối với thẻ y tế.

Nhưng tại Hong Kong, giới chức vẫn chưa can thiệp vào thị trường. Yan luôn lo lắng trong những tuần gần đây. "Những người như tôi dễ bị tổn thương hơn khi đối mặt với bệnh tật", ông nói. "Hôm nay bạn nghe thấy giọng tôi, nhưng ngày mai, có thể bạn chỉ còn nhìn thấy xác tôi thôi".

Phương Vũ (Theo AFP )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét